Hội nghị khoa học sinh viên Khoa B 2015-2016
Thời gian |
23/01/2016 từ 12:30 đến 17:00 |
---|---|
Địa điểm | Phòng họp Khoa Kỹ thuật biển |
Tên liên hệ | Nguyễn Quang Chiến |
Điện thoại liên hệ | 0988043849 |
Người tham dự |
Sinh viên thuộc các lớp khóa 53, 54, 55, 56 khoa Kỹ thuật biển |
Thêm sự kiện vào lịch |
vCal iCal |
Chủ đề nghiên cứu khoa học
Khoa Kỹ thuật Biển đón nhận nhiều chủ đề nghiên cứu khác nhau, tạo nên một diễn đàn phong phú để các bạn trẻ trao đổi kiến thức và kĩ năng chuyên ngành. Các chủ đề bao gồm (nhưng không giới hạn):
- thủy động lực hải dương, vùng biển ven bờ, các vũng, vịnh, đầm, phá, cửa sông, vùng sông ảnh hưởng triều;
- vận chuyển bùn cát, truyền chất ô nhiễm trong các vùng nước nêu trên;
- bão lụt, các thiên tai ven biển;
- xói lở, xâm nhập mặn, suy thoái môi trường vùng ven bờ;
- công tác điều tra khảo sát, thu thập số liệu vùng ven bờ;
- quản lý tổng hợp vùng bờ, các vấn đề liên quan đến thể chế, chính sách;
- các gỉải pháp công trình ven bờ;
- các giải pháp phi công trình;
- các vật liệu, cấu kiện phục vụ công trình ven bờ;
- các giải pháp phần mềm tin học phục vụ xử lý số liệu, tính toán các qúa trình diễn biến vùng ven bờ.
Các phương pháp nghiên cứu cũng đa dạng và bao gồm:
- Phân tích và cải tiến phương pháp tính toán hệ thủy động lực;
- Sử dụng mô hình số trị để mô phỏng;
- Phân tích xác suất thống kê dựa trên số liệu thực đo;
- Thiết kế ngẫu nhiên dựa trên các biến xác suất;
- Phân tích không gian, ứng dụng GIS (hệ thông tin địa lý);
- Điều tra thực địa, lấy mẫu;
- Thí nghiệm mô phỏng trong phòng bằng mô hình vật lý.
Đăng kí nghiên cứu khoa học
- Sinh viên có thể đăng kí nghiên cứu khoa học với giáo viên hai bộ môn trong khoa, thảo luận các đề tài có khả năng triển khai và hình thành nhóm nghiên cứu.
- Bộ môn Quản lý biển và đới bờ: các GV Vũ Minh Cát, Nghiêm Tiến Lam, Trần Thanh Tùng, Nguyễn Thị Thế Nguyên, Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Quang Chiến, Lê Tuấn Hải.
- Bộ môn Kỹ thuật công trình biển: các GV Lê Xuân Roanh, Thiều Quang Tuấn, Phạm Thu Hương, Vũ Minh Anh, Lê Hải Trung, Nguyễn Quang Lương.
- Các sinh viên đang làm đồ án tốt nghiệp có thể trao đổi với giáo viên hướng dẫn về khả năng tham gia Nghiên cứu khoa học. Sinh viên giỏi có thể đầu tư thực hiện phần chuyên đề trong đồ án và lấy đó làm nội dung chính của báo cáo khoa học. Tuy nhiên, nếu các sinh viên cùng GV hướng dẫn đang thực hiện các phần việc tương tự nhau (ví dụ như chạy các kịch bản khác nhau của một mô hình) thì nên sáp nhập thành cùng một nhóm nghiên cứu khoa học.
- Tất cả sinh viên đăng kí theo cách nêu trên khi được giáo viên hướng dẫn chấp nhận thì cần sớm báo cho GV Nguyễn Quang Chiến (liên hệ xem trong trang web này) để thành lập danh sách.
Báo cáo nghiên cứu khoa học
Các nhóm nghiên cứu đã đăng kí cần nộp một bản thuyết minh báo cáo nghiên cứu khoa học cùng những dữ liệu kèm theo (nếu có). Cấu trúc báo cáo cần rõ ràng, chặt chẽ. Có thể xem một số báo cáo trong cuốn Tuyển tập NCKH sinh viên những năm trước tại đây. Một hướng dẫn ngắn nhưng hữu ích về cách viết báo cáo có thể tải về từ đây.
File báo cáo nghiên cứu khoa học nên nộp dưới dạng file Word (*.DOC). Ngoài ra, nếu sinh viên tiện soạn thảo dưới dạng file *.DOCX, hay file tài liệu mở của LibreOffice hoặc (*.ODT) thì hai định dạng này cũng được chấp nhận. File báo cáo nghiên cứu khoa học cần được chuẩn bị cẩn thận theo đúng mẫu cho trước. Download mẫu thuyết minh báo cáo tại đây: file mẫu DOC và file mẫu ODT.
Hạn nộp của thuyết minh báo cáo nghiên cứu khoa học (1 bản in) là ngày thứ ba, 19/1/2016. Cũng trong ngày hôm đó phải nộp file báo cáo. Đồng thời nếu có file phụ trợ như bảng tính, chương trình phần mềm, v.v. thì cần nén tất cả lại thành 1 file ZIP.
Đồng thời, mỗi nhóm phải chuẩn bị một file trình chiếu (nên có định dạng PPT, cũng có thể PPTX hoặc PDF) để phát biểu tại Hội nghị vào ngày 23/1/2016.
Danh sách các đề tài báo cáo dự kiến:
Hội đồng 1
Mô phỏng và tính toán nước dâng do bão cho vùng ven biển tỉnh Bình Thuận |
Đánh giá rủi ro ngập lụt do siêu bão và đề xuất các giải pháp giảm thiểu cho khu vực Bắc Bình Thuận |
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tài nguyên môi trường phục vụ quản lý tổng hợp tỉnh Nam Định |
Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kĩ thuật đề xuất kết cấu bảo vệ chân kè, kết cấu chống xói, tường đỉnh của đê biển nhằm tăng tuổi thọ, hạ giá thành, thuận lợi trong thi công, duy tu bảo dưỡng |
Nghiên cứu phân tích nguyên nhân và cơ chế gây bồi lấp cửa Đề Gi, tỉnh Bình Định bằng mô hình tính toán MIKE 21 FM |
Nghiên cứu lựa chọn kích thước của thùng chìm dựa trên tính toán ổn định trượt lật kết cấu của đê chắn sóng bảo vệ cảng Vũng Áng - Hà Tĩnh |
Nghiên cứu lựa chọn tuyến luồng công trình chỉnh trị cửa Đề Gi, tỉnh Bình Định |
Nghiên cứu lựa chọn tuyến công trình bảo vệ và tôn tạo bãi biển du lịch cho đoạn bờ biển phía Bắc đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi |
Nghiên cứu diễn biến đường bờ cửa Lạch Ghép bằng mô hình đường đơn |
Nghiên cứu sử dụng mô hình GENESIS mô phỏng diễn biến đường bờ |
Hội đồng 2
Nghiên cứu rủi ro ngập lụt bởi nước biển dâng do bão cho khu vực ven biển phía nam tỉnh Thanh Hóa |
Nghiên cứu rủi ro ngập lụt bởi nước biển dâng do bão cho khu vực ven biển phía bắc tỉnh Nghệ An |
Nghiên cứu giải pháp chỉnh trị cửa Đà Rằng – Phú Yên |
Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến chế độ thủy động lực và xâm nhập mặn vùng hạ lưu hệ thống sông Cả - Lam |
Nghiên cứu rủi ro ngập lụt bởi nước biển dâng do bão cho khu vực ven biển phía bắc tỉnh Thanh Hóa |
Nghiên cứu chế độ thủy động lực và bồi lắng bùn cát khu vực tuyến luồng cảng FORMOSA - Hà Tĩnh |
Nghiên cứu chế độ thủy động lực và hình thái khu vực cửa Đại sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi |
Nghiên cứu giải pháp chỉnh trị Cửa Hội – Nghệ An |
Nghiên cứu ảnh hưởng của rừng ngập mặn tới kích thước đê biển |
Nghiên cứu bố trí mặ bằng và thiết kế đê chắn sóng khu vực cảng FORMOSA - Hà Tĩnh bằng kết cấu thùng chìm |
Chất lượng của nghiên cứu khoa học
Rất khó đánh giá khách quan chất lượng của một nghiên cứu khoa học nhưng thông thường các khía cạnh sau (theo thứ tự quan trọng từ cao đến thấp) được xem xét đến:
- Vấn đề nghiên cứu thú vị, đáng quan tâm; vấn đề mới;
- Vấn đề cấp bách, cần thiết hiện nay;
- Phương pháp tính toán/mô hình hay, tinh tế, sâu sắc, hiệu quả;
- Số liệu đáng tin cậy, phương pháp khách quan, kết quả không bị bóp méo;
- Thực hiện phép tính chính xác;
- Bài báo cáo viết hay, trình bày tốt.