Các chủ đề và nhóm nghiên cứu
- admin
—
cập nhật lần cuối
15/03/2018 16:39
Những nghiên cứu đang được các nhóm sinh viên tích cực thực hiện và báo cáo định kì trên Seminar khoa học sinh viên của khoa.
- Nhóm SV Nguyễn Thị Minh Hằng và Nguyễn Trường Thi (56B-KT) tính toán truyền sóng vào khu vực bờ biển Cam Ranh, Nha Trang. Nhóm SV Trần Thị Thảo Phương và Ngô Thị Ngọc (56B-KT) tính toán sự biến đổi hình dáng bờ biển này bằng công cụ mô hình toán.
- Nhóm SV Nguyễn Thị Kiều Trang (56B-KT) và Nguyễn Thị Ngọc Vân (56B-QL) phân tích số liệu sóng WaveWatch (NOAA, Mỹ) ngoài khơi Việt Nam, từ đó ước tính các đặc trưng sóng ven bờ phục vụ cho các mục đích dân dụng. Công cụ khai thác sóng được vận hành trên nền Linux.
- SV Phạm Thị Hiền (56B-QL) nghiên cứu cách chuyển lưới tính toán tam giác tạo từ mô-đun Mesh Generator trong bộ phần mềm MIKE, thành các file lưới sử dụng được cho một số phần mềm chuyên dụng khác.
- Nhóm sinh viên Mai Duy Khánh, Lê Thị Huyền Trang (55B1) và Tô Thị Huế (55B2) nghiên cứu sức kháng cắt của rễ cỏ. Đề tài được tiếp tục thực hiện với sự tham gia của nhóm SV Trần Thị Hạnh và Đinh Văn Quyết (56B-KT).
- Nhóm SV Phạm Lê Trường và Dương Văn Cương (55B2) nghiên cứu vận hành chương trình ADCIRC (mô hình thủy động lực 2 chiều) để tính nước dâng ven biển.
- Nhóm SV Lê Ngọc Mai, Tô Thị Huế, Đinh Thế Tâm (55B2) tìm hiểu bài toán lan truyền sóng phi tuyến (sóng hàm cn và sóng đơn độc) từ ngoài khơi vào bờ.
- SV Đồng Thị Dung và SV Vũ Đình Dũng (54B) nghiên cứu mô hình FUNWAVE tính truyền sóng theo công thức Boussinesq.
- SV Vũ Thị Chang (55B1) xử lý số liệu và biểu diễn dòng chảy ở các tầng sâu khác nhau tại các điểm đo gần một đảo ngoài biển. Một số kết quả chọn lọc được trình bày trong cuốn kỉ yếu Hội nghị khoa học thường niên trường Đại học thuỷ lợi 2016.
- Nhóm sinh viên Nguyễn Văn Phi, Tạ Quốc Vương, Phạm Lê Trường (55B2) nghiên cứu rủi ro do thiên tai vùng ven biển.
Ngoài ra, một số hướng nghiên cứu mới cho các bạn SV bao gồm:
- Tìm hiểu lớp biên sóng và ý nghĩa của nó đối với vận chuyển bùn cát ven biển (theo lý thuyết của Jonsson).
- Tìm hiểu mô hình sóng tràn trên mái công trình bằng một mô hình sóng phi thuỷ tĩnh, XBeach.
- Tìm hiểu động thái của bùn cát dính (hạt mịn); phổ biến ở nhiều vùng ven biển có rừng ngập mặn ở Việt Nam.
- Xử lý địa hình phục vụ lập lưới tam giác cho mô hình 2 chiều vùng ven biển dựa trên thư viện chia lưới tam giác Triangle.
- Phân tích số liệu các trận bão đổ bộ vào nước ta theo tinh thần nghiên cứu của Bùi Thị Kim Khánh (53B) và nnk. nhưng vận dụng lý thuyết giá trị cực hạn (EVT) để ước tính cường độ bão ứng với tần suất cụ thể.