Các công cụ cá nhân
Bạn đang ở: Trang chủ / Tiến trình / Đánh giá rủi ro thiệt hại do thiên tai

Đánh giá rủi ro thiệt hại do thiên tai

- admin cập nhật lần cuối 17/06/2016 09:25
Nhóm SV Nguyễn Văn Phi, Tạ Quốc Vương, Phạm Lê Trường ... GV hướng dẫn Lê Hải Trung

 

 

 

Báo cáo

Tìm hiểu các dạng thiên tai

lũ sông, bão và áp thấp nhiệt đới,

và hạn hán ở Đồng bằng Sông Cửu Long


MỤC LỤC

 

I. PHẦN MỞ ĐẦU

II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

III. LŨ SÔNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

3.1 Khái quát chung

3.2 Nguyên nhân gây ra lũ và phân loại

3.3 Đặc điểm của lũ sông tại ĐBSCL

IV. BÃO VÀ ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI

4.1 Khái quát chung

4.2 Nguyên nhân gây ra bão và áp thấp nhiệt đới và phân loại

4.3 Đặc điểm quy luật của bão và áp thấp ở ĐBSCL

V. HẠN HÁN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

5.1 Khái quát chung

5.2 Nguyên nhân gây ra hạn hán và phân loại

5.3 Đặc điểm của hạn hán ở ĐBSCL

VI. THỐNG KÊ THIỆT HẠI DO LŨ SÔNG, BÃO VÀ ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI, HẠN HÁN GÂY RA TẠI ĐBSCL

6.1. Lũ sông

6.2. Bão và áp thấp nhiệt đới

6.3. Hạn hán

VII. ĐÁNH GIÁ ĐỊNH TÍNH THIỆT HẠI VÀ PHÂN CẤP MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THIÊN TAI TRÊN ĐỐI VỚI NGƯỜI VÀ CỦA

VIII. KẾT LUẬN 

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO 


Tóm tắt kết quả:

 - KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Vị trí địa lý: Đồng bằng sông Cửu Long, gồm 13 tỉnh, thành phố (Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau). Tổng diện tích tự nhiên 3,96 triệu ha (bằng 5% diện tích lưu vực sông Mekong). Đồng bằng sông Cửu Long, tiếp giáp với Campuchia ở về phía Tây Nam; phía đông giáp biển Đông; phía bắc giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ chí Minh). 

Địa hình: Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình bằng phẳng. Cao độ trung bình từ 0,7m đến 1,2 m. Dọc theo biên giới Campuchia, có địa hình cao hơn cả, cao trình từ 2,0m đến 4,0 m. Ở khu vực trung tâm có cao trình từ 1,0m -1,5 m. Khu vực giáp biển có cao độ từ 0,3m -0,7 m. Ngoài ra, có vài đồi núi cao ở khu vực tỉnh An Giang, gần biên giới Campuchia .

Khí hậu: Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu quanh năm nắng nóng và có sự phân chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Nhiệt độ trung bình tháng khoảng 27oC -28oC. Các hướng gió chính ở đồng bằng sông Cửu Long là Đông - Bắc, thịnh hành trong mùa khô từ tháng XII đến tháng IV và Tây – Nam trong mùa mưa, từ tháng V đến tháng X. Tốc độ gió trung bình đạt khoảng 2,0 m/s. Khi có Áp thấp nhiệt đới và bão, tốc độ gió có thể đạt tới 15-18 m/s.

Thủy văn: Về hệ thống sông, rạch tự nhiên: sông Tiền, sông Hậu là hai con sông lớn và dài nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, là hai nhánh hạ lưu của sông Mekong và sông Bassac, đổ ra biển Đông bằng 9 cửa sông chính: cửa Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An, Ba Thắc và Tranh Đề (cửa Ba Thắc thuộc địa phận tỉnh Sóc Trăng Tài liệu hướng dẫn lập kế hoạch phòng,chống lụt, bão cấp tỉnh, huyện khu vực các tỉnh, đồng bằng sông Cửu Long 7 đã bị bồi lấp vào những năm 1970).

LŨ SÔNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

- Lũ lụt:  Lũ lụt là một hiện tượng thiên nhiên, gần như xảy ra hàng năm. Lũ (flood) do nước sông dâng cao trong mùa mưa. Số lượng nước dâng cao xay ra trên một con sông ở mức tạo thành lũ có thể xảy ra một lần hoặc nhiều lần trong năm. Khi nước sông dâng lên cao (do mưa lớn hoặc triều cao), vượt qua khỏi bờ, chảy tràn vào các vùng trũng và gây ra ngập trên một diện tích rộng trong một khoảng thời gian nào đó gọi là ngập lụt (inundation). 

Nguyên nhân gây ra lũ và phân loại

- Nguyên nhân gây ra lũ: Lũ nếu xảy ra ở ĐBSCL chủ yếu là do lũ thượng nguồn sông Cửu Long đổ về. Nước lũ kết hợp triều cường hoặc kết hợp mưa bão sẽ càng làm cho mực nước dâng cao, gây ngập úng.

Rừng bị tàn phá cũng là một trong những nguyên nhân gây nên lũ lụt và xói mòn đất

+ Nếu một hệ thống sông có nhiều con sông hợp thành thì khả năng tổ hợp thời điểm xuất hiện lũ đồng thời sẽ làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của lũ.

+ Một nguyên nhân khác là do bầu khí quyển của chúng ta đang gặp phải hai mối đe dọa lớn, đó là tác động của các chất khí nhà kính dẫn tới sự thay đổi khí hậu toàn cầu, làm đảo lộn các điều kiện tự nhiên, ảnh hưởng tới sản xuất sinh hoạt, sức khỏe của con người và mối đe doạ do những hoá chất thải vào vũ trụ gây ra sự suy giảm tầng ôzôn, uy hiếp mọi sinh vật trên trái đất

Phân loại:

   Lũ ở Việt Nam được phân biệt thành các loại:

+   Lũ nhỏ: Là loại lũ có đỉnh lũ thấp hơn mức đỉnh lũ trung bình nhiều năm

+   Lũ vừa: là loại lũ có đỉnh lũ đạt mức đỉnh lũ trung bình nhiều năm

+   Lũ lớn: là loại lũ có đỉnh lũ cao hơn mức đỉnh lũ trung bình nhiều năm

+   Lũ đặc biệt: Là loại lũ cao đỉnh lũ cao hiếm thấy trong thời kỳ quan trắc

+   Lũ lịch sử: là loại lũ có đỉnh lũ cao nhất trong chuỗi số liệu quan trắc hoặc do điều tra khảo sát được.

Đặc điểm của lũ sông tại ĐBSCL

MÙA LŨ - tháng 8 âm lịch đến tháng 11 âm lịch

Mùa lũ hay còn gọi là mùa nước nổi là hiện tượng lũ lụt tự nhiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam, vùng hạ lưu sông Mekong, Biển Hồ và Tonlé Sap ở Campuchia, thường bắt đầu từ tháng 8 âm lịch đến tháng 11 âm lịch.

Lũ sông Mê Công chảy vào đồng bằng sông Cửu Long qua sông Tiền,
sông Hậu và tràn qua biên giới vào vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long
Xuyên và khu giữa sông Tiền - sông Hậu. Tổng lưu lượng đỉnh lũ trung bình
chảy vào Đồng Bằng sông Cửu Long khoảng 38.000 m3/s.Theo kết quả điều
tra khảo sát trong thời kỳ 1991-2000, tổng lưu lượng lớn nhất của sông Mê
Công chảy vào đồng bằng sông Cửu Long khoảng (40.000 - 45.000) m3/s,
trong đó qua sông Tiền và sông Hậu khoảng (32.000 - 34.000) m3/s, chiếm
(75-80)%, trong đó (24.000 - 26.000) m3/s qua sông Tiền tại Tân Châu,
chiếm (82-86)%, (7.000- 9.000) m3/s qua sông Hậu tại Châu Đốc); tràn qua
biên giới khoảng (8.000 - 12.000) m3/s, trong đó tràn vào Tứ Giác Long
Xuyên (2.000 - 4.000) m3/s, tràn vào Đồng Tháp Mười (6.000 - 9.000) m3/s.
Tổng lượng lũ sông Mê Công chảy vào đồng bằng sông Cửu Long khoảng
350-400) km3, trong đó (80-85) % qua dòng chính, (15-20)% tràn qua biên 17
giới.

BÃO VÀ ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI

 Khái quát chung

Trong mùa nóng, nhiệt độ nước biển tăng cao (t0C ≥ 250C), lượng không khí ẩm và nóng bốc lên cao, gặp tác dụng của lực ly tâm của trái đất tạo thành các xoáy, các xoáy này di chuyển gặp các dòng không khí di chuyển thẳng đứng sẽ tạo thành các dải hội tụ làm cho vòng xoáy mạnh lên và hình thành bão. 

Nguyên nhân gây ra bão và áp thấp tại ĐBSCL

Nguyên nhân

Từ đặc điểm trong cấu trúc của bão và từ thực tế quan trắc về bão, có thể rút ra các điều kiện cần thiết cho sự hình thành bão như sau:

+ mặt biển phải tồn tại nhiễu động áp thấp ban đầu

+ khu vực đại dương đủ lớn với nhiệt độ mặt biển cao

+ có gió nhẹ và không thay đổi nhiều về hướng và tố dộ tang khi qua không khí nóng ẩm

+ lực coriolis có giá trị đủ lớn tạo xoáy

+không khí đủ lạnh với chiều cao cho phép going bão, sấm sét phát triển

+ không khí phải đủ ẩm để bổ sung năng lượng cho giông bão

Có nhiễu động khí quyển sẽ quy tụ nhiệt và năng lượng thông qua việc tiếp xúc với mực nước ẩm trên biển. Gió sát mặt biển sẽ xoáy vào vùng áp thấp của nhiễu động. Nước ấm trên biển sẽ tiếp them độ ẩm và nhiệt cho không khí. Không khí nóng ẩm sẽ bốc lên cao rồi ngưng tụ thành giọt, năng lương được giải phóng và tiếp tục bổ sung năng lượng cho bão mạnh hơn. Các dải amay, going được hình thành và mây ở phía trên bão bốc lên cao hơn vào khí quyển. Nếu gió ở độ cao đó vẫn khá nhẹ thì bão vẫn tiếp tục duy trì và phát triển.

Phân loại

Bão được phân biệt thành các loại (theo Ban PCLB Trung ương)

-         Bão thường: là xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 đến cấp 9 và có thể có gió giật.

-         Bão mạnh: là xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 10 đến cấp 11 và có thể có gió giật.

-         Bão rất mạnh:  là xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 12 trở lên và có thể có gió giật.

Cấp bão

Gió cực đại
(km/h)

Cấp gió
(beaufort)

Mức độ ảnh hưởng
(do sức gió)

Áp thấp nhiệt đới
(Tropical Depression)

39 – 61

6 – 7

Cây cối rung chuyển, khó đi ngược gió. Biển động

Bão
(Tropical Storm)

62 – 88

8 – 9

Bẻ gẫy cành cây lớn, tốc mái nhà, không thể đi ngược gió. Biển động rất mạnh.

Bão mạnh
(Severe Tropical Storm)

89 – 117

10 - 11

Làm đổ cây cối, nhà cửa, cột điện, gây thiệt hại rất nặng. Biển động dữ dội làm đắm tàu thuyền

Bão rất mạnh
(Typhoon / Hurricane)

³ 118

³ 12

Sức phá hại cực kỳ lớn. Sóng biển cực kỳ mạnh làm đắm tàu biển có trọng tải lớn

Đặc điểm quy luật của bão và áp thấp ở ĐBSCL

Bão và Áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông, ảnh hưởng đến các tỉnh Nam bộ thường vào cuối mùa bão ở nước ta (tháng 10, 11, có năm muộn tới tháng 12 và gần đây kéo dài sang cả tháng 01 năm tới). Tỷ lệ số cơn bão và Áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến các tỉnh Nam bộ ít hơn khu vực miền Trung và Bắc bộ. Các cơn bão khi ảnh hưởng đến Nam bộ, nhất là khi đổ bộ vào bờ thường gây ra gió không mạnh như ở các khu vực khác (cấp 8 đến cấp 9).

 

HẠN HÁN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

 

5.1 Khái quát chung

 

Hạn hán là một loại thiên tai phổ biến trên thế giới. Biểu hiện của nó là lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng, kéo dài, làm giảm hàm lượng ẩm trong không khí và hàm lượng nước trong đất, làm suy kiệt dòng chảy sông suối, hạ thấp mực nước ao hồ, mực nước trong các tầng chứa nước dưới đất,... 

 

Nguyên nhân gây ra hạn hán và phân loại

 

- Nguyên nhân gây ra hạn hán có nhiều song tập trung chủ yếu là 2 nguyên nhân chính:

 

Nguyên nhân khách quan: Do khí hậu thời tiết bất thường gây nên lượng mưa thường xuyên ít ỏi hoặc nhất thời thiếu hụt.

 

+ Mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể trong thời gian dài hầu như quanh năm, đây là tình trạng phổ biến trên các vùng khô hạn và bán khô hạn. Lượng mưa trong khoảng thời gian dài đáng kể thấp hơn rõ rệt mức trung bình nhiều năm cùng kỳ. Tình trạng này có thể xảy ra trên hầu khắp các vùng, kể cả vùng mưa nhiều.

+ Mưa không ít lắm, nhưng trong một thời gian nhất định trước đó không mưa hoặc mưa chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của sản xuất và môi trường xung quanh

Nguyên nhân chủ quan: Do con người gây ra, trước hết là do tình trạng phá rừng bừa bãi làm mất nguồn nước ngầm dẫn đến cạn kiệt nguồn nước; việc trồng cây không phù hợp, vùng ít nước cũng trồng cây cần nhiều nước (như lúa) làm cho việc sử dụng nước quá nhiều, dẫn đến việc cạn kiệt nguồn nước; thêm vào đó công tác quy hoạch sử dụng nước, bố trí công trình không phù hợp, làm cho nhiều công trình không phát huy được tác dụng... 

Phân loại: hạn hán được phân ra 4 loại: hạn khí tượng, hạn nông nghiệp, hạn thuỷ văn và hạn kinh tế xã hội.

Đặc điểm của hạn hán ở ĐBSCL

Một trong những nguyên nhân quyết định sự phân bổ lượng mưa không đều giữa các vùng, miền chính là do đặc trưng về địa hình. Vùng núi dốc ở phía đông, lượng mưa trung bình khoảng 2.000 - 3.000 mm/năm. 

Địa hình của vùng ĐBSCL tương đối bằng phẳng với mạng lưới kênh mương dày đặc. Hệ thống kênh rạch nơi đây chịu ảnh hưởng rất lớn từ các trận lũ hàng năm của sông Mêkông. Điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi cho nên mùa vụ gần như quanh năm. Tuy nhiên, đặc điểm nổi bật của lũ ở sông Mêkông là thường đến muộn và kết thúc sớm, do vậy hạn hán là điều không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, dòng chảy chính của sông Mêkông vào mùa khô thường nhỏ và mực nước thấp. 

THỐNG KÊ THIỆT HẠI DO LŨ SÔNG, BÃO VÀ ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI, HẠN HÁN GÂY RA TẠI ĐBSCL

-  Lũ sông

năm mực nước đỉnh lũ tại tân châu qua các năm mức báo động  tổng thiệt hại (triệu đồng)
1991                                     4,8m ngày 13/IX 3 590000
1994             4.67 m ngày 3 đến 5 tháng X 3 2283858
1995                          4.43m ngày 4 tháng X 2 383752
1996                                      4.87m ngày 5/X 3 2571223
1997                                                                                                             2.81m 1 67496
2000                                 5.06m ngày 23/ IX 3 3911249
2001                                  4.78m ngày 20/IX 3 1535910
2002                                  4.82m ngày 30/IX 3 456831
2005                                      4.35 ngày 20/IX 2 38000
2006                                       4.17 ngày 17/X 2 11000

- Bão và áp thấp nhiệt đới

năm  cấp bão thiệt hại  (triệu đồng)
1990 bão số 6 cấp 10 113322
  bão số 5 cấp 12 7520
1991 ATND cấp 6 29285
1992 bão số 1 cấp 10 30374
  bão số 6 cấp 8 266773
  bão số 7 cấp 7 29792
1994 báo số 5 cấp 10 1500
  bão số 6 cấp 7 37650
  bão số 7 cấp 8 36436
  ATNĐ cấp 6 413175
1995 bão số 10 cấp 10 132532
  bão số 11 cấp 12 227113
1996 ATNĐ cấp 6 536886
  bão số 2 cấp 11 2211630
  bão số 4 cấp 11 383900
  ATNĐ cấp 6 581367
1997 bão số 2 cấp 11 61500
  bão số 4 cấp 7 136694
  bão số 5 cấp 8 7179615
1998 ATNĐ cấp 6 145973
  bão số 5 cấp 7 923117
  bão số 6 cấp 7 57493
  ATNĐ cấp 6 317055
1999 bão số 1 cấp 7 20050
  bão số 9 cấp 8 62224
2000 bão số 2 cấp 7 156050
  bão số 4 cấp 10 362974
  ATNĐ 254629
năm  cấp bão thiệt hại  (triệu đồng)
2001 bão số 5 cấp 8 66824
  bão số 8 cấp 11 691643
  ATNĐ cấp 6 11220
2003 bão số 3 cấp 9 36303
  bão số 5 cấp 11 20520
  ATNĐ 682304
2005 bão số 2 cấp 10 365066
  ATNĐ 58800
  bão số 6 cấp 9 353417
  bão số 7 cấp 12 3202150
  bão số 8 cấp 9 177808
2006 bão số 1 cấp 8 26360
  bão số 5 cấp 13 22352
  bão số 6 cấp 13 10401624
  bão số 9 cấp 13 7243300
2007 bão số 2 cấp 9 2,519,298
  bão số 5 cấp 11 3,215,508
2008 ATNĐ 8000
  bão số 6 cấp 13 1,536,000
  bão số 7 cấp 7 141000
  bão số 10 cấp 9 402000
2010 bão số 1 cấp 7 74500
  bão số 2 cấp 10 39663
  bão số 3 cấp 12 1,415,128
2012 ATNĐ cấp 6 1,190,782
  ATNĐ cấp 6 195,967
  ATNĐ cấp 6 624,216
  ATNĐ cấp 6 86,131
  ATNĐ cấp 6 11,169,795


Cơn bão Linda đổ bộ vào vùng biển Cà Mau trong ngày 2 và 3.11.1997 đã tàn phá một vùng có chiều ngang khoảng 400km dọc bờ biển. Theo số liệu của ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão tỉnh Bạc Liêu, có 778 người chết và 2.123 người mất tích, số bị thương là 1.232 người, thiệt hại vật chất lên đến 7.200 tỉ đồng tính vào thời điểm đó. 

Hạn hán...

ĐÁNH GIÁ ĐỊNH TÍNH THIỆT HẠI VÀ PHÂN CẤP MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THIÊN TAI TRÊN ĐỐI VỚI NGƯỜI VÀ CỦA

lũ sông

 

  mực nước với mức báo động ở ĐBSCL thiệt hại %GDP
Rủi ro cấp 1  < 3m từ báo động 2 đến báo động 3   < 0.1
Rủi ro cấp 2 từ 3m - 3.5m từ báo động 3 đến trên báo động 3 khoảng < 0.5m 0.1 - 0.4
Rủi ro cấp 3 từ 3.5m - 4m từ báo động 3 đến trên báo động 3 khoảng 0.5m 0.4 - 0.7
Rủi ro cấp 4 từ 4m - 4.5m từ trên báo động 3 khoảng 0.5m đến trên lũ lịch sử 0.8 - 1
Rủi ro cấp 5 > 4.5m từ trên lũ lịch sử kết hợp tổ hợp áp thấp, bão và các sự cố > 1


Bão và áp thấp nhiệt đới

Rủi ro cấp 3

 

 

 

 

Cấp bão

thiệt hại %GDP nhỏ nhất

thiệt hại %GDP lớn nhất

ATNĐ cấp 6

0.0403

0.2374

bão cấp 7

0.0039

0.2616

bão cấp 8

0.0028

2.3265

bão cấp 9

0.0060

0.2272

bão cấp 10 bắc biển đông

0.0021

0.2885

bão cấp 11 bắc biển đông

0.0034

0.8202

Rủi ro cấp 4

 

 

 

bão cấp 10 Khu vực Nam Bộ

0.0021

0.0580

bão cấp 11 khu vực Nam Bộ

0.0034

0.1457

bão cấp 12 khu vực Bắc, trung Bộ

0.0191

0.3894

bão cấp 13 khu vực Bắc, Trung Bộ

0.0023

1.0932

Rủi ro cấp 5

 

bão cấp 13 Khu vực Nam Bộ

0.1069

0.7613

Bão trên cấp 13 khu vực Nam Bộ

 

  < 0.7613


 Hạn hán

...




Tin tức
Dự án Cam Ranh 21/12/2017
Seminar KH SV 02/03/2016